Dưới đây là cách nhận dạng 5 loại nấm độc y hệt như nấm ăn ở Việt Nam
-
Nấm độc tán trắng (Amanita verna)
Nấm độc tán trắng nhìn sơ qua sẽ thấy giống nấm bào ngư trắng (hay còn gọi là nấm dai), đây là loại nấm cực độc mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc. Mũ nấm màu trắng, bề mặt mũ nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành mũ nấm phẳng với đường kính khoảng 5 – 10 cm.
Khi nấm già, mép mũ có thể cụp xuống. Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm) màu trắng, cuống nấm cũng màu trắng và có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.
Đặc biệt là thịt nấm mềm, màu trắng và mùi thơm dịu nên nhiều người hay nhầm lẫn với nấm ăn được.
Nấm này thường sinh trưởng ở khu vực Hà Giang, Thái Nguyên và thường phát triển vào mùa xuân, ở những rừng tre, trúc, nơi có cây mọc thưa thớt.
Vì quá giống với nấm thường nên các duy nhất để phòng tránh chính là bạn phải nhìn kĩ để phần biệt những đặc điểm của cây nấm và lưu ý những khu vực nó thường phát triển.
Note: Bộ y tế khuyến cáo không nên sử dụng nấm tự nhiên không rõ nguồn gốc, các loại nấm rừng để tránh những trường hợp bị ngộ độc nấm.
-
Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)
Hình dáng: Nấm độc trắng hình nón khá giống với nấm độc tán trắng, nó cũng có mũ màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, thịt mềm màu trắng. Khi trưởng thành, mũ nấm khum lại thành hình nón.
Cũng như nấm độc tán trắng, nấm độc trắng hình nón có độc tố chính là các amanitin (amatoxin) với độc tính rất cao
Cách phân biệt nấm này là mùi rất hắc, khó chịu.
-
Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)
Hình dáng: Loài nấm độc này có mũ hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm, khi nấm già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽ.
Phiến nấm khi còn non có màu hơi trắng gắn chặt vào cuống nấm và khi già có màu xám hoặc nâu tách rời khỏi cuống nấm. Cuống nấm có màu sắc từ hơi trắng đến vàng nâu và dài từ 3 – 9cm, đặc biệt là không có vòng cuống và thịt nấm cũng có màu trắng
Độc tố chính của nấm mũ khía nâu xám là muscarin.
-
Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites)
Hình dáng: Nấm ô tán trắng phiến xanh là loại nấm có độc tính khá thấp, nhưng nếu ăn phải cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng. Mũ nấm lúc còn non hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng, đường kính mũ từ 5 – 15 cm.
Trên bề mặt mũ nấm có các vẩy mỏng màu nâu, vảy dày dần về đỉnh mũ. Thịt nấm có màu trắng; chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc.
-
Nấm đen nhạt (Amanita phaloides)
Nấm đen nhạt còn có tên gọi là nấm xanh đen, nấm bìu ( tên khoa học là Amanita phaloides ) thuộc họ nấm tán Amanitaceae.
Loại nấm này mũ thường có màu xanh ôliu hay xanh đen, lúc đầu mũ có hình bán cầu sau trải phẳng, đường kính khoảng 6 – 12cm, phiến nấm màu trắng, cuống và vòng màu trắng, chân cuống nấm phình dạng củ.
Đây là loại nấm cực độc, chỉ khoảng 30g nấm (một miếng nhỏ bằng ngón tay út) cũng đủ giết chết một người trưởng thành.
Nấm được biết đến như là nguồn dinh dưỡng xanh, một loại thực phẩm được ví như là thịt xanh. Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng mang lại mối lọ ngại nếu ăn phải những loại nấm có độc tố, nhiều loại nấm rất giống như nấm ăn nên rất khó phân biệt được nấm nào có độc, nấm nào không…
Cách duy nhất để tránh những trường hợp ngộ độc nấm đáng tiếc xảy ra chính là chỉ nên ăn những loại nấm rõ nguồn gốc, được cung cấp bởi các đơn vị uy tín trên thị trường.